Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích
1
Kênh liên lạc, tiếp đón các nhà khoa học xuất sắc muốn về làm việc tại ĐHQGHN?

Các nhà khoa học quan tâm, xin liên hệ theo địa chỉ:

Ban triển khai Đề án Phát triển đội ngũ nhà khoa học trình độ cao, nhà khoa học đầu ngành tại ĐHQGHN đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Phòng 601, Tòa nhà điều hành, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: 84-4-3754.7670, số máy lẻ: 611 (Ms. Hạnh).

Email: tccb@vnu.edu.vn

 

2
Tiêu chuẩn tuyển dụng giảng viên tại ĐHQGHN?
Tiêu chuẩn chuyên môn:

- Có học vị tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.

Đối với một số ngành đào tạo đặc thù, khó tuyển có thể tuyển dụng giảng viên có học vị thạc sĩ loại giỏi hoặc tương đương trở lên, đúng chuyên ngành cần tuyển; cam kết có bằng hoặc quyết định công nhận học vị tiến sĩ trong 4 năm kể từ ngày được tuyển dụng.

- Có khả năng NCKH: Là tác giả duy nhất hoặc đứng tên đầu bài viết (đối với các tạp chí không sắp xếp tên tác giả theo thứ tự ABC) được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành có mã số chuẩn ISSN hoặc chương sách giáo trình hoặc chuyên khảo được xuất bản bởi nhà xuất bản có mã số chuẩn ISBN. Cam kết có bài báo khoa học đăng trên kỷ yếu hội nghị hoặc hội thảo quốc tế của nhà xuất bản nước ngoài có mã số chuẩn quốc tế ISBN hoặc tương đương trở lên trước khi kết thúc hợp đồng làm việc lần đầu.

Các tiêu chuẩn khác:

- Sử dụng thành thạo ngoại ngữ phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học: Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B2 theo khung tham chiếu Châu Âu hoặc tương đương;

- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

- Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng.
3
Quy trình tuyển dụng giảng viên tại ĐHQGHN?

- Đăng ký ứng tuyển theo đường link ở cuối Thông báo tuyển dụng của từng vị trí tại Mục Vị trí tuyển dụng. Hồ sơ ứng viên sẽ được chuyển trực tiếp về các đơn vị đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc ĐHQGHN (gọi tắt là đơn vị).

Nếu chưa có vị trí phù hợp, ứng viên có thể đăng ký, gửi hồ sơ vào Ngân hàng ứng viên của ĐHQGHN tại mục Đăng ký ứng tuyển, hợp tác.

- Phòng, bộ phận tổ chức nhân sự của đơn vị sẽ tuyển chọn và thẩm định hồ sơ. Trường hợp cần thiết sẽ làm việc với với Thủ trưởng đơn vị/Chủ nhiệm Khoa/Bộ môn....để tuyển chọn hồ sơ.

- Đơn vị thông báo cho các ứng viên đáp ứng yêu cầu hoàn thiện hồ sơ và chuẩn bị tuyển dụng.

- Đơn vị thành lập Hội đồng tuyển dụng, tổ chức xét tuyển hoặc tiếp nhận theo đúng quy định của Nhà nước và ĐHQGHN.

4
Chính sách thu hút nhà khoa học xuất sắc tại ĐHQGHN?

Đối tượng thu hút:

Bên cạnh việc tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển hoặc tiếp nhận với thủ tục nhanh gọn, ĐHQGHN áp dụng chính sách thu hút khi ứng viên có thêm một trong các thành tích sau:

- Là tác giả duy nhất hoặc đứng tên đầu bài viết (đối với tạp chí không sắp xếp tên tác giả theo thứ tự ABC) được công bố trên tạp chí ISI đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và y dược hoặc tạp chí SCOPUS đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, giáo dục, luật và ngoại ngữ.

- Có kinh nghiệm giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ thông dụng, hoặc đã/đang đồng hướng dẫn nghiên cứu sinh ở trường đại học nước ngoài.

- Đã hoặc đang chủ trì đề tài NCKH cấp Bộ và tương đương trở lên; hoặc là trưởng nhóm nghiên cứu, Trưởng phòng thí nghiệm tại một trường đại học, viện nghiên cứu có uy tín ở trong và ngoài nước; hoặc có sản phẩm khoa học và công nghệ (KH&CN) được ứng dụng, triển khai trên thực tế mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Nội dung thu hút:

- Được xem xét bổ nhiệm vào vị trí trưởng nhóm nghiên cứu mạnh hoặc vị trí khác có hệ số phụ cấp trách nhiệm tương đương Trưởng phòng thí nghiệm trọng điểm trở lên ở đơn vị.

- Được ưu tiên giao nhiệm vụ căn cứ chương trình hành động trong 03 năm đầu sau tuyển dụng để có sản phẩm KH&CN hàng năm.

- Được hưởng thu nhập tăng thêm; được hỗ trợ về thu nhập, ngân sách NCKH, các điều kiện và phương tiện làm việc theo quy định của đơn vị và của ĐHQGHN.

- Được hưởng cơ chế, chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật và của ĐHQGHN.

- Những trường hợp đặc biệt, Giám đốc xem xét, quyết định việc thu hút, bố trí sử dụng và đãi ngộ.

5
Tiêu chuẩn tuyển dụng nghiên cứu viên tại ĐHQGHN?

- Có học vị thạc sĩ loại giỏi hoặc tương đương trở lên phù hợp với chuyên ngành cần tuyển dụng.

- Sử dụng thành thạo ngoại ngữ phục vụ NCKH (có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B2 theo khung tham chiếu Châu Âu hoặc tương đương).

- Có khả năng NCKH: Có bài viết công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành có mã số chuẩn ISSN hoặc chương sách xuất bản bởi nhà xuất bản có mã số chuẩn ISBN hoặc tương đương trở lên.

6
Quy trình tuyển dụng nghiên cứu viên tại ĐHQGHN?

- Đăng ký ứng tuyển theo đường link ở cuối Thông báo tuyển dụng của từng vị trí tại Mục Vị trí tuyển dụng. Hồ sơ ứng viên sẽ được chuyển ngay về các đơn vị đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc ĐHQGHN (gọi tắt là đơn vị).

Nếu chưa có vị trí phù hợp, ứng viên có thể đăng ký, gửi hồ sơ vào Ngân hàng ứng viên của ĐHQGHN tại mục Đăng ký ứng tuyển, hợp tác.

- Phòng, bộ phận tổ chức nhân sự của đơn vị sẽ tuyển chọn và thẩm định hồ sơ. Trường hợp cần thiết sẽ làm việc với với trưởng đơn vị đang có nhu cầu tuyển dụng....để tuyển chọn hồ sơ.

- Đơn vị thông báo cho các ứng viên đáp ứng yêu cầu hoàn thiện hồ sơ và chuẩn bị tuyển dụng.

- Đơn vị thành lập Hội đồng tuyển dụng, tổ chức thi tuyển, xét tuyển hoặc tiếp nhận theo đúng quy định của Nhà nước và ĐHQGHN.

7
Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý tại ĐHQGHN?

Tiêu chuẩn bổ nhiệm chung:

1. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn CCVCQL do Đảng và Nhà nước quy định.

2. Hoàn thành nhiệm vụ đã và đang thực hiện; có kiến thức và kinh nghiệm quản lý thuộc lĩnh vực công tác dự kiến đảm nhận; có uy tín, tầm nhìn và năng lực, triển vọng đóng góp tốt ở cương vị tương ứng được giao.

3. Quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo trong công việc, mạnh dạn đổi mới trong công tác lãnh đạo, quản lý.

4. Có khả năng tổ chức xây dựng các văn bản quản lý, điều hành và tham mưu cho cấp trên về các quyết định thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

5. Là CCVC của ĐHQGHN hoặc đang là CCVC tại các cơ quan, đơn vị công lập khác (đối với trường hợp bổ nhiệm CCVCQL kiêm nhiệm).

6. Sử dụng tốt một ngoại ngữ thông dụng, ưu tiên tiếng Anh (tương đương trình độ B1 theo khung tham chiếu Châu Âu). Đối với các chức vụ Chánh Văn phòng, Trưởng ban chức năng; Thủ trưởng đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc; Phó Thủ trưởng đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc phụ trách công tác đào tạo, KH&CN, hợp tác quốc tế; các Trưởng phòng đào tạo, KH&CN, hợp tác quốc tế; Chủ nhiệm khoa, bộ môn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Trưởng phòng thí nghiệm: Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ thông dụng, ưu tiên tiếng Anh (tương đương trình độ B2 theo khung tham chiếu Châu Âu).

Tiêu chuẩn bổ nhiệm một số chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý cụ thể:

Ngoài các tiêu chuẩn chung nêu trên, CCVCQL cần đạt các tiêu chuẩn sau đây theo yêu cầu của từng chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý:

1. Chánh Văn phòng, Trưởng ban

a) Có học vị thạc sĩ trở lên. Đối với các chức vụ Trưởng các Ban: Tổ chức Cán bộ, Đào tạo, Khoa học - Công nghệ, Hợp tác và Phát triển, Chính trị và Công tác học sinh sinh viên phải có học vị tiến sĩ.

Đối với các chức vụ Trưởng các Ban: Tổ chức Cán bộ, Đào tạo, Khoa học - Công nghệ, Hợp tác và Phát triển phải đã từng là giảng viên đại học hoặc đã tham gia giảng dạy đại học ít nhất 5 năm.

b) Có ít nhất 5 năm tham gia quản lý từ cấp bộ môn hoặc tương đương trở lên.

2. Phó Chánh Văn phòng, Phó Trưởng ban

Có học vị thạc sĩ trở lên. Đối với các chức vụ Phó trưởng các Ban: Đào tạo, Khoa học - Công nghệ phải có học vị tiến sĩ; có kinh nghiệm trong giảng dạy đại học và NCKH.

3. Hiệu trưởng Trường đại học thành viên

a) Đáp ứng tiêu chuẩn Hiệu trưởng trường đại học công lập theo quy định của Điều lệ trường đại học

b) Có học hàm phó giáo sư trở lên.

4. Phó Hiệu trưởng Trường đại học thành viên

Đáp ứng tiêu chuẩn Phó Hiệu trưởng trường đại học công lập quy định tại Điều lệ trường đại học.

5. Viện trưởng Viện nghiên cứu thành viên

a) Có học vị tiến sĩ.

b) Là nghiên cứu viên chính hoặc giảng viên chính trở lên.

c) Có ít nhất 5 năm tham gia quản lý từ cấp phòng nghiên cứu, bộ môn hoặc tương đương trở lên tại cơ sở giáo dục đại học, tổ chức KH&CN.

6. Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu thành viên

a) Có học vị tiến sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, có thể xem xét bổ nhiệm người có học vị thạc sĩ giữ chức vụ Phó Viện trưởng, nhưng không được giao phụ trách NCKH&CN, đào tạo.

b) Đối với Phó Viện trưởng phụ trách NCKH&CN, đào tạo phải là nghiên cứu viên hoặc giảng viên trở lên.

c) Có ít nhất 3 năm tham gia quản lý từ cấp phòng nghiên cứu, bộ môn hoặc tương đương trở lên tại cơ sở giáo dục đại học, tổ chức KH&CN.

7. Chủ nhiệm Khoa trực thuộc

a) Có học vị tiến sĩ.

b) Là giảng viên chính trở lên.

c) Có ít nhất 5 năm tham gia quản lý từ cấp bộ môn hoặc tương đương trở lên tại cơ sở giáo dục đại học.

8. Phó Chủ nhiệm Khoa trực thuộc

a) Có học vị tiến sĩ.

b) Là giảng viên trở lên.

c) Có ít nhất 3 năm tham gia quản lý từ cấp bộ môn hoặc tương đương trở lên tại cơ sở giáo dục đại học.

9. Thủ trưởng đơn vị nghiên cứu khoa học trực thuộc

a) Có học vị tiến sĩ.

b) Là nghiên cứu viên hoặc giảng viên trở lên.

c) Có ít nhất 5 năm tham gia quản lý từ cấp bộ môn hoặc tương đương trở lên tại cơ sở giáo dục đại học, tổ chức KH&CN.

10. Phó Thủ trưởng đơn vị nghiên cứu khoa học trực thuộc

a) Có học vị thạc sĩ trở lên. 

b) Đối với cấp phó phụ trách chuyên môn phải là nghiên cứu viên hoặc giảng viên trở lên.

c) Có ít nhất 3 năm tham gia quản lý từ cấp bộ môn hoặc tương đương trở lên tại cơ sở giáo dục đại học, tổ chức KH&CN.

11. Giám đốc, Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản

a. Đáp ứng tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ do Nhà nước quy định

b) Đối với Giám đốc Nhà xuất bản: Có học vị thạc sĩ trở lên. Đối với Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản: Có học vị tiến sĩ.

c) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực biên tập, xuất bản.

12. Phó Giám đốc Nhà xuất bản

a) Có học vị thạc sĩ trở lên.

b) Là biên tập viên hoặc tương đương trở lên.

c) Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm quản lý liên quan đến mảng công tác dự kiến đảm nhận.

13. Tổng biên tập Tạp chí Khoa học

a) Đáp ứng tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ do Nhà nước quy định

b) Có học vị tiến sĩ.

c) Là nhà khoa học có uy tín; có kinh nghiệm trong công tác biên tập và quản lý công tác biên tập sách, báo khoa học.

14. Phó Tổng biên tập Tạp chí Khoa học

a) Có học vị thạc sĩ trở lên.

b) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập và xuất bản, phát hành.

15. Giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện

a) Có học vị thạc sĩ trở lên.

b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực có liên quan.

16. Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện

a) Có học vị thạc sĩ trở lên.

b) Là thư viện viên hoặc tương đương trở lên.

c) Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực có liên quan.

17. Đối với chức vụ lãnh đạo, quản lý tại các doanh nghiệp KH&CN và dịch vụ trong ĐHQGHN, tiêu chuẩn bổ nhiệm áp dụng theo quy định của Luật Lao động, Luật Doanh nghiệp.

18. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị trực thuộc khác

a) Đối với Thủ trưởng đơn vị: Có học vị thạc sĩ trở lên và ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực có liên quan.

b) Đối với Phó Thủ trưởng đơn vị: Có học vị cử nhân hoặc tương đương trở lên.

Các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, khoa, viện, bộ môn, trung tâm, phòng thí nghiệm, doanh nghiệp trực thuộc đơn vị thành viên, khoa trực thuộc, trung tâm đào tạo trực thuộc, đơn vị NCKH&CN trực thuộc: Thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường đại học, các quy định của Nhà nước có liên quan. Các đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc ban hành tiêu chuẩn cho các chức danh CCVCQL của đơn vị, nhưng không trái và thấp hơn tiêu chuẩn nêu trên.

8
Quy trình bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý tại ĐHQGHN?
Thực hiện theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 3668/QĐ-ĐHQGHN ngày 15/10/2014  và Quyết định số 3468/QĐ-ĐHQGHN ngày 11/9/2017 của ĐHQGHN.
9
Định mức giờ làm việc của giảng viên tại ĐHQGHN?

Định mức giờ làm việc của giảng viên tại ĐHQGHN?

Tổng thời gian làm việc của giảng viên trong một năm học để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong ĐHQGHN là 1.760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.

Định mức giờ chuẩn giảng dạy cho giảng viên trong một năm học là 270 giờ chuẩn; trong đó, giờ chuẩn trực tiếp trên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định.
 

ĐỐI TƯỢNG

Giờ làm việc (giờ)

Giờ chuẩn giảng dạy
Giảng dạy (*) Nghiên cứu khoa học Nhiệm vụ khác
Giảng viên cao cấp
(hạng I)
Giáo sư 900
 

850

10 900 giờ làm việc tương ứng với 270 giờ chuẩn 
giảng dạy.
Phó Giáo sư 900
 
750 110
Tiến sĩ 900 700 160
Giảng viên chính 
(hạng II)

Tiến sĩ

900 750 160
Giảng viên (hạng III) Tiến sĩ 900 650 210
Chưa tiến sĩ 900 600 260



(*) Giờ giảng dạy: Thời gian giảng dạy quy định trong một năm học là 900 giờ làm việc để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy (tương đương 270 giờ chuẩn giảng dạy). Giờ chuẩn giảng dạy bao gồm: Giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên lớp; và giờ giảng dạy khác (được quy đổi chi tiết tùy theo đặc thù của đơn vị từ các hoạt độnghướng dẫn bài tập, thực hành, thí nghiệm, thảo luận trên lớp; hướng dẫn thực tập; hướng dẫn làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp đại học; hướng dẫn luận văn thạc sĩ/luận án tiến sĩ; nhiệm vụ coi thi, chấm thi kết thúc học phần; chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; phản biện, chấm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ…). 

Chi tiết xem tại Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1819/QĐ-ĐHQGHN ngày 01/6/2017 của ĐHQGHN.

10
Định mức giờ làm việc của nghiên cứu viên tại ĐHQGHN?
Tổng thời gian làm việc của nghiên cứu viên trong một năm học để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong ĐHQGHN là 1.760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.
 
 

Đối tượng

Giờ làm việc (giờ)

Ghi chú

Giảng dạy, hướng dẫn khoa học

Nghiên cứu khoa học

Hướng dẫn thực hành, phòng thí nghiệm

Nhiệm vụ khác

Nghiên cứu viên (hạng I)

360

1.200

90

110

360; 330; 270 giờ làm việc tương ứng với 108; 100; 81

giờ chuẩn

giảng dạy.

Nghiên cứu viên (hạng II), Nghiên cứu viên (hạng III) có trình độ

tiến sĩ

330

1.100

120

210

Nghiên cứu viên (hạng III)

270

900

330

260


Ghi chú:

* Viên chức có chức danh nghiên cứu viên được tính số giờ tham gia giảng dạy, hướng dẫn khoa học tại các đơn vị trong ĐHQGHN với định mức không vượt quá 30% tổng số giờ nghiên cứu khoa học  

* Chỉ tính giờ hướng dẫn thực hành, phòng thí nghiệm với các môn học có giờ thực hành trong phòng thí nghiệm.

** Đối với các trường hợp không có hoạt động hướng dẫn thực hành, phòng thí nghiệm, Thủ trưởng đơn vị xem xét phân công nhiệm vụ của nghiên cứu viên của đơn vị để đảm bảo định mức giờ làm việc để thực hiện nghiên cứu khoa học, tham gia giảng dạy, hướng dẫn khoa học và các nhiệm vụ còn lại trong tổng quỹ thời gian làm việc của một năm học.

Chi tiết xem tại Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1819/QĐ-ĐHQGHN ngày 01/6/2017 của ĐHQGHN.