Ngày 11/5/2023, Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) - ĐHQGHN phối hợp cùng các trường Đại học trong nước và quốc tế tổ chức Hội thảo quốc tế "Kinh tế số: định vị, nhận diện các tiềm năng và thách thức". Sự kiện nằm trong chuỗi hội thảo khoa học liên ngành DAAS (Diderot Advanced Academic Seminars) do IFI khởi xướng, được Đại học Quốc gia Hà Nội bảo trợ.
GIỚI THIỆU CHUNG
Kinh tế số là một khái niệm mới trên thế giới từ cuối thế kỷ XX, và chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng,…) mà công nghệ số được áp dụng. Nền kinh tế số ngày càng bao phủ trong tất cả các khía cạnh kinh tế - xã hội. Xu hướng số hóa, chuyển đổi và ứng dụng công nghệ số ở Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng và rộng khắp trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại đến giao thông, ngân hàng, y tế, giáo dục, du lịch, giải trí... và đã có những đóng góp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.
Việc đánh giá hiệu quả của kinh tế số, xác định điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế, khó khăn, cơ hội và thách thức giúp đề xuất các chính sách phù hợp nhằm phát triển kinh tế số nhanh, mạnh và hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội thông minh.
Hội thảo quốc tế "Kinh tế số: định vị, nhận diện các tiềm năng và thách thức" là cơ hội để các học giả, chuyên gia và nhà quản lý trao đổi và làm sâu sắc hơn nữa những khía cạnh xoay quanh kinh tế số. Mục tiêu của hội thảo hướng đến:
- Làm rõ khái niệm kinh tế số;
- Đánh giá hiệu quả, định vị của kinh tế số cũng như vai trò của hợp tác phát triển kinh tế số đối với sự tăng trưởng của một quốc gia;
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế số ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới;
- Đề xuất các chính sách, xây dựng môi trường thể chế và pháp lý phù hợp giúp phát triển nhanh, bền vững, đẩy mạnh hợp tác kinh tế số;
- Áp dụng trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học mà những lợi ích của kinh tế mang lại.
MỜI VIẾT BÀI
Ban tổ chức Hội thảo trân trọng kính mời các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia, cán bộ giảng viên,... tham gia đóng góp nội dung cho Hội thảo. Các bài viết có chất lượng sẽ được đăng trong Kỷ yếu chuỗi Hội thảo DAAS-2023 (có số ISBN và ISSN 2734-9969) và các bài viết xuất sắc sẽ được đăng trên Ấn phẩm Khoa học Cộng đồng Pháp ngữ tại Châu Á - Thái Bình Dương (ISBN quốc tế và ISSN 2525-2488).
Chủ đề của bài viết bao gồm nhưng không giới hạn trong các vấn đề sau:
- Nhận thức về kinh tế số và tổng quan kinh tế số ở Việt Nam
- Các xu thế chủ đạo của nền kinh tế số
- Quan hệ kinh tế số và kinh tế tri thức
- Các công nghệ chính của kinh tế số, vai trò và vấn đề sử dụng các công nghệ này trong tổ chức, doanh nghiệp
- Những thách thức về chuyển đổi mô hình của các doanh nghiệp truyền thống trong bối cảnh kinh tế số
- Đào tạo và phát triển nguồn lực về kinh tế số
- Thương mại điện tử thúc đẩy nền kinh tế số
- Cộng đồng số, doanh nghiệp số và nền kinh tế việc làm tự do
- Cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế số ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới
- Xu hướng phát triển kinh tế số của Việt Nam hiện nay
- Chiến lược và chính sách của các quốc gia phát triển kinh tế số
- Thực tế phát triển kinh tế số ở một số quốc gia
- Các giải pháp, khung pháp lý, chính sách nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế số
Thời hạn gửi đề xuất, toàn văn tham luận:
- Thời hạn gửi đề xuất tham luận: 24/4/2023
- Thời hạn gửi toàn văn tham luận: 05/5/2023
Thể lệ đối với bài đề xuất tham luận và toàn văn tham luận:
- Đề xuất tham luận (tên bài viết, tên tiểu mục, từ khoá): không quá 500 từ
- Toàn văn tham luận (không kể tên bài, tóm tắt và từ khóa): không quá 5000 từ
- Toàn văn tham luận được soạn thảo dưới dạng .docx, không cách dòng, kèm theo họ tên tác giả, số điện thoại, cơ quan công tác.
- Hình thức bài viết: Bài viết được trình bày với cỡ chữ 13 giãn dòng Single, sử dụng font chữ Times New Roman. Căn lề: trên 2 cm; dưới 2 cm; phải 2 cm; trái 3 cm. Các trang, hình, bảng biểu phải được đánh số rõ ràng, chính xác.
- Ngôn ngữ trình bày tham luận: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp
- Lệ phí thẩm định đăng kỷ yếu: 1.000.000 đồng/bài.
- Hướng dẫn trình bày Đề xuất và toàn văn tham luận
Địa chỉ liên hệ và gửi bài viết:
Mrs. Đào Anh Thư
Trung tâm Tư vấn Xúc tiến và Chuyển giao Khoa học Công nghệ (IFI-BRAIN)
Viện Quốc tế Pháp ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Phòng 109, nhà E5, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0243 745 0173 (máy lẻ: 309); Di động: 096.276.4080
Email: anhthu.dao@vnu.edu.vn
VNU - IFI