Hội thảo giáo dục - VEC 2022

Diễn ra từ 29/08/2022

Để góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, từ năm 2017 đến nay, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chủ trì, tổ chức thường niên Hội thảo giáo dục - VEC nhằm tạo diễn đàn để các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia trong và ngoài nước, các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục chia sẻ, trao đổi, thảo luận về các vấn đề trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Hội thảo đã trở thành diễn đàn chính sách để tập hợp nhiều ý kiến đóng góp hữu ích xây dựng nền giáo dục Việt Nam, tạo nền tảng cho phát triển đất nước.

Hội thảo giáo dục - VEC 2022

Để góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, từ năm 2017 đến nay, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chủ trì, tổ chức thường niên Hội thảo giáo dục - VEC nhằm tạo diễn đàn để các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia trong và ngoài nước, các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục chia sẻ, trao đổi, thảo luận về các vấn đề trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Hội thảo đã trở thành diễn đàn chính sách để tập hợp nhiều ý kiến đóng góp hữu ích xây dựng nền giáo dục Việt Nam, tạo nền tảng cho phát triển đất nước.

Năm 2022, được sự đồng ý của Lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội và một số cơ quan, tổ chức, trường đại học, học viện tổ chức Hội thảo Giáo dục VEC 2022 với chủ đề về chất lượng giáo dục đại học.

Thời gian, hình thức tổ chức

Hội thảo dự kiến được tổ chức theo phương thức tập trung, trực tiếp trong 01 ngày vào trung tuần tháng 12/2022 tại Hà Nội với sự tham dự của các nhà lãnh đạo, quản lý, hoạch định chính sách; các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước; các nhà giáo, cán bộ quản lý đến từ các cơ sở GDĐH; đại diện một số tổ  chức, đơn vị…

Hội thảo Giáo dục 2022 được tổ chức theo hình thức trực tiếp, có sự tương giữa các diễn giả và đại biểu tham dự. Ngoài phiên khai mạc và bế mạc, Hội thảo sẽ gồm 01 phiên tổng hợp về các vấn đề chung và 02 phiên chuyên đề thảo luận sâu về các chủ đề liên quan đến: (1) Quan điểm, nguyên tắc, cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng giáo dục đại học và (2) Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Mỗi phiên thảo luận sẽ có từ 3-4 diễn giả trình bày tham luận và phần tương tác, trao đổi, bình luận của các đại biểu liên quan đến chủ đề, chuyên đề thảo luận.

Ngôn ngữ sử dụng trong Hội thảo là Tiếng Việt và Tiếng Anh.

Chủ đề, nội dung

Chủ đề của Hội thảo là về chất lượng giáo dục đại học. Nội dung thảo luận tập trung vào một số vấn đề cụ thể sau:

1. Quan điểm, phương pháp tiếp cận, đánh giá về chất lượng GDĐH; mô hình quản trị chất lượng giáo dục đại học và các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học.

2. Xu hướng vận động, phát triển của giáo dục đại học thế giới và kinh nghiệm quốc tế về quản trị chất lượng giáo dục đại học, bài học cho Việt Nam.

3. Cơ chế, chính sách pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế về giáo dục đại học.

4. Thực trạng chất lượng giáo dục đại học trên các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

5. Phân tích, đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng, các yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục đại học (như quản trị đại học; cơ sở vật chất, trang thiết bị; đội ngũ và chất lượng đội ngũ; các vấn đề liên quan đến chuyên môn học thuật; mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp; cơ chế đầu tư và vấn đề tài chính, tài sản trong giáo dục đại học;…).

6. Mối quan hệ giữa thực hiện tự chủ đại học với việc bảo đảm chất lượng GDĐH, đặc biệt là trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học trong công tác bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

7. Công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học và giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả công tác này ở Việt Nam hiện nay.

8. Việc xây dựng văn hoá chất lượng trong trường đại học: vai trò, thực trạng và những vấn đề đặt ra.

Thể lệ đăng ký tham dự và viết bài tham luận

Ban Tổ chức Hội thảo nhận đăng ký tóm tắt tham luận của các tác giả qua hòm thư: hoithaovhgd@gmail.com từ ngày 20/8/2022 đến hết ngày 15/9/2022 và nhận toàn văn báo cáo tham luận đến hết ngày 30/10/2022. Đại biểu có bài tham luận được duyệt và lựa chọn sử dụng làm tài liệu trong Hội thảo sẽ được Ban Tổ chức mời tham dự.

Đăng ký tham dự

- Hội thảo nhận đăng ký và chính thức mời đại biểu là tác giả có bài tham luận được duyệt và lựa chọn sử dụng làm tài liệu Hội thảo.

- Ban Tổ chức Hội thảo nhận đăng ký tóm tắt tham luận (không quá 500 từ) của các tác giả tham luận từ ngày 20/8/2022 đến hết ngày 15/9/2022 và nhận toàn văn báo cáo tham luận của các tác giả đến hết ngày 30/10/2022.

 Trên cơ sở lựa chọn, thẩm định nội dung tham luận, Ban Tổ chức Hội thảo sẽ chính thức gửi Giấy mời, đăng ký tham dự Hội thảo đến Quý đại biểu.

 

Quy cách báo cáo

- Báo cáo tóm tắt tham luận có độ dài không quá 500 từ.

- Báo cáo toàn văn tham luận được soạn thảo bằng phần mềm soạn thảo văn bản Tiếng Việt, phông chữ Times New Roman (unicode), cỡ chữ 14. Định dạng văn bản lề trên 2.0cm, lề dưới 2.0cm, lề trái 3.0cm, lề phải 1.7cm; giãn dòng 1.15cm; không sử dụng Heading. Báo cáo toàn văn có dung lượng không quá 7.500 từ (tối đa không quá 15 trang A4, bao gồm cả tóm tắt, không bao gồm tóm tắt bằng tiếng Anh nếu có và danh mục các tài liệu tham khảo chính), bao gồm đủ các nội dung sau:

+ Tiêu đề báo cáo: Chữ in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ 14

+ Dưới tiêu đề ghi rõ thông tin tác giả (Học hàm, học vị; họ và tên; đơn vị công tác; địa chỉ liên hệ, gồm email, số điện thoại).

+ Tóm tắt: bằng Tiếng Việt (và Tiếng Anh, nếu có), không quá 250 từ, bao gồm cả từ khóa (keywords).

+ Nội dung báo cáo đánh số thứ tự các phần mở đầu, nội dung, kết luận; các mục và tiểu mục.

+ Danh mục Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự ABC của tên tác giả, được ghi theo trình tự: số thứ tự, tên tác giả, tên ấn phẩm, cơ quan xuất bản, tập, số, nơi xuất bản, năm xuất bản, trang… (lưu ý chỉ nêu danh mục tài liệu tham khảo chính).

Chi tiết xin vui lòng liên hệ Tổ thư ký Hội thảo:

1. Ông Hoàng Văn Lợi, Chuyên viên chính Vụ Văn hóa, Giáo dục – VPQH.

Điện thoại: 080.48051/ 0987.326086.

2. Bà Đặng Thu Hằng, Chuyên viên chính Vụ Văn hóa, Giáo dục – VPQH.

Điện thoại: 080.46218 / 0989.550572.

 VNU Media


Đăng ký tham gia