Ngày 16/12/2022 tới đây, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN sẽ tổ chức Hội thảo quốc tế liên quan đến các vấn đề kinh tế đương đại tại các quốc gia châu Á (CEIAC) năm 2022. Chủ đề của Hội thảo CEIAC 2022 đề cập đến các khía cạnh rộng lớn của các vấn đề kinh tế đương đại ở các nước Châu Á nhằm có cái nhìn tổng thể về nền kinh tế và cũng như đưa ra các giải pháp cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế châu Á.
(Sắp diễn ra) hội thảo “các vấn đề kinh tế đương đại tại các quốc gia châu Á” (CEIAC 2022)
Ngày 16/12/2022 tới đây, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN sẽ tổ chức Hội thảo quốc tế liên quan đến các vấn đề kinh tế đương đại tại các quốc gia châu Á (CEIAC) năm 2022. Chủ đề của Hội thảo CEIAC 2022 đề cập đến các khía cạnh rộng lớn của các vấn đề kinh tế đương đại ở các nước Châu Á nhằm có cái nhìn tổng thể về nền kinh tế và cũng như đưa ra các giải pháp cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế châu Á.
Trong gia đoạn vừa qua, châu Á là khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh và đang dần trở thành trung tâm của nền kinh tế thế giới. Những năm gần đây, kinh tế thế giới và kinh tế châu Á nói riêng đã trải qua nhiều biến động do đại dịch Covid-19, xung đột quân sự, chiến tranh thương mại và sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, những khía cạnh quan trọng của kinh tế và sự phát triển trong bối cảnh những thay đổi toàn cầu ở châu Á là rất đáng chú ý. Hơn nữa, trong tương lai, châu Á sẽ đối mặt với 2 thách thức: Sự già hóa dân số và tốc độ tăng năng suất lao động giảm. Với việc tốc độ già hóa đang tăng nhanh so với châu Âu và Hoa Kỳ, bên cạnh việc phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, các nước châu Á sẽ phải chi tiêu nhiều hơn cho dịch vụ y tế và an sinh xã hội. Đây là những yếu tố sẽ tạo áp lực lớn tới ngân sách và giảm tốc độ tăng trưởng. Dự báo trong vòng 3 thập kỷ tới, xu hướng này sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia như tại Châu Á giảm từ 0,5 - 1%. Một mối lo khác là tình trạng giảm tốc độ tăng năng suất lao động, khi IMF nhận định khu vực châu Á đang dần không bắt kịp với năng suất lao động cao của các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, dẫn tới nguy cơ thụt lùi về tăng trưởng kinh tế.
Hội thảo CEIAC 2022 do Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN tổ chức hướng tới các mục tiêu:
1) Xây dựng diễn đàn để các nhà khoa học trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận về các nghiên cứu liên quan tới mọi mặt các vấn đề kinh tế Châu Á hiện nay cũng như các cơ hội và thách thức trong tương lai.
2) Đánh giá thực trạng và tìm kiếm giải pháp tháo gỡ các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế; cung cấp những luận cứ khoa học, các giải pháp chính sách, tài chính, kĩ thuật và xã hội hướng tới mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tại Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
3) Từ các vấn đề được nêu ra trong hội thảo, có thể đúc rút các bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất giải pháp cho các vấn đề kinh tế tại Việt Nam.
4) Kết nối hợp tác nghiên cứu giữa giảng viên VNU-UEB với các giáo sư, trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị
Thời gian: 16/12/2022
Địa điểm: Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Hình thức và công nghệ tổ chức
- Hình thức tổ chức: Trực tiếp và trực tuyến
- Hội thảo được kết hợp giữa hình thức phát biểu của các diễn giả và trao đổi, thảo luận giữa các diễn giả và khách mời, đại biểu tham dự.
NỘI DUNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC
* Các nội dung thảo luận trong khuôn khổ hội thảo:
- Tổng quan, đánh giá thực trạng, các vấn đề, cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Châu Á hiện nay và trong tương lai.
- Phát triển kinh tế và kinh doanh tại các quốc gia Châu Á.
- Các giải pháp thúc đẩy kinh tế xanh và phát triển bền vững
- Gỡ bỏ các hàng rào thương mại quốc tế, thúc đẩy kinh tế quốc tế.
* Nội dung các tiểu ban:
(-) Tiểu ban 1: Kinh tế và kinh doanh
(-) Tiểu ban 2: Kinh tế xanh và phát triển bền vững
(-) Tiểu ban 3: Thương mại và đầu tư quốc tế
3.2. Chương trình làm việc (dự kiến)
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
Ngày 1 |
Đón tiếp đại biểu |
Ngày 2 |
Hội thảo |
Thời gian |
Nội dung |
08:00 - 08:10 |
Đón tiếp khách mời |
08:10 - 08:15 |
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu |
08:15 – 08:30 |
Phát biểu khai mạc: |
Phiên toàn thể (chủ tọa: PGS.TS. Nguyễn An Thịnh, TS. Nguyễn Hữu Nhuần) |
|
08:30 – 09:30 |
Báo cáo 1: “Mở rộng giáo dục đại học và việc làm cho thanh niên” (GS. Yen-Ling Lin, Trường Đại học Tamkang) |
09:30 – 10:30 |
Báo cáo 2: “Lắng nghe thị trường, nghe quyết định chính sách tốt nhất, nhưng không phải lúc nào cũng chọn nó” (GS. Joon Song, Trường Đại học Sungkyunkwan, Hàn Quốc) |
10:30 – 11:30 |
Báo cáo 3: “The development of carbon market in Vietnam” (TS. Phạm Thu Thủy, CIFOR, Việt Nam) |
11:30 – 12:30 |
Báo cáo 4: “Tiến trình xây dựng và phát triển bộ chỉ số và quy trình điều tra, tính toán PAPI tại Việt Nam” (TS. Trần Công Chính, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN) |
Nghỉ giải lao & ăn trưa |
|
Phiên tiểu ban (3 tiểu ban) |
|
13:30 – 16:30 |
Tiểu ban 1: “Kinh tế và kinh doanh” |
13:30 – 16:30 |
Tiểu ban 2: “Kinh tế xanh và phát triển bền vững” |
13:30 – 16:30 |
Tiểu ban 3: “Thương mại và đầu tư quốc tế” |
16:30 – 16:40 |
Bế mạc hội thảo (PGS.TS. Nguyễn An Thịnh) |
Ngày 3 |
Thực địa (vịnh Hạ Long) |
Thùy Dung - VNU Media