TS. Lê Hoàng Sơn
Năm 2015, TS. Lê Hoàng Sơn là một trong những đại diện của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), vinh dự được tham gia buổi gặp mặt của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với đội ngũ nhà khoa học trẻ cả nước nhân dịp kỷ niệm 70 năm Quốc khánh mùng 2/9.
Với 31 tuổi đời, 7 năm thâm niên công tác tại Trung tâm tính toán hiệu năng cao, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, Lê Hoàng Sơn đã có 43 công bố, trong đó có 15 bài báo trên các tạp chí ISI thuộc nhóm Q1 trong bảng xếp hạng SCIMago - một bảng xếp hạng về công bố khoa học uy tín nhất trên thế giới. Anh đồng thời là tác giả của hai cuốn giáo trình về lập trình ứng dụng mobile và lập trình ứng dụng WebGIS.
Các giáo trình là thành quả của quá trình đúc kết các kinh nghiệm thực tiễn mà Lê Hoàng Sơn và cộng sự đã dày công nghiên cứu trong quá trình thực hiện các đề tài, dự án liên quan đến các ứng dụng di động và khoa học trái đất. Các cuốn giáo trình này là “bộ cẩm nang thực hành” - như anh đã chia sẻ, góp phần hỗ trợ sinh viên và cộng đồng IT có thể tiếp cận và làm chủ nhanh chóng các công nghệ mới hiện nay. Cuốn sách góp phần làm gia tăng nguồn nội lực tri thức của đất nước trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay.
Bên cạnh đó, Lê Hoàng Sơn đã chủ trì và cùng tham gia thực hiện hơn 20 đề tài nghiên cứu khoa học quốc tế, quốc gia, NAFOSTED, cấp ĐHQGHN và cấp trường. Các đề tài này phần lớn bắt nguồn từ các bài toán thực tiễn do nhu cầu của xã hội. TS. Lê Hoàng Sơn đã kết hợp các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau từ khoa học trái đất, y tế, môi trường, kinh tế,.. trong cùng nhóm nghiên cứu để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra nhằm tạo ra sản phẩm có ý nghĩa cho cộng đồng, xã hội. Khả năng tập hợp, kết nối những nhà khoa học có cùng đam mê nghiên cứu, phát triển các lý thuyết về trí tuệ tính toán trên nền tảng công nghệ mà Hoàng Sơn theo đuổi, đã giúp anh có thể hoàn thành các sản phẩm có ý nghĩa cả về ứng dụng và công bố khoa học.
“Luôn không ngừng học hỏi và trau dồi chuyên môn” là tâm niệm của Sơn và nhiều bạn trẻ khác, và cũng như là lời khẳng định của thế hệ các nhà khoa học trẻ của ĐHQGHN đang hướng tới.
Khác với nhiều nhà khoa học trẻ thế hệ 8x, lý lịch khoa học của Lê Hoàng Sơn chỉ có một địa chỉ đào tạo duy nhất, xuyên suốt từ bậc đại học đến bậc tiến sĩ, đó là: Khoa Toán - Cơ - Tin, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. TS. Lê Hoàng Sơn là một minh chứng sống động cho triết lí “đào tạo quốc nội - công bố quốc tế”.
Sinh trưởng trong một gia đình viên chức có bố là bác sĩ, mẹ là giảng viên đại học, ngay từ nhỏ, Lê Hoàng Sơn đã được ngấm dần thói quen làm việc nghiêm túc, cẩn trọng, khoa học của đấng sinh thành. Bố mẹ luôn tạo điều kiện, khuyến khích để cậu con trai cả trong gia đình tập trung theo đuổi giấc mơ khoa học.
Ba năm học phổ thông, Hoàng Sơn là học sinh của khối THPT chuyên Hóa học dưới sự dìu dắt của PGS. Lê Kim Long và PGS. Phạm Văn Nhiêu. Rồi 7 năm sau đó, Sơn tiêp tục gắn bó với mái trường ĐHKHTN giàu truyền thống khoa học. Nhiều người thầy là tấm gương khoa học để Sơn phấn đấu, noi theo. Không ít thầy cô đã tạo động lực, khích lệ Sơn cống hiến. Sơn nhớ mãi về GS. Phạm Kỳ Anh - người đã nối nhịp đưa Sơn về công tác tại Trung tâm tính toán hiệu năng cao. Sự say sưa trong nghiên cứu khoa học của GS. Phạm Kỳ Anh đã hối thúc Hoàng Sơn có những lao động nghiêm túc và trách nhiệm với công việc nghiên cứu của mình.
Lê Hoàng Sơn cho hay, cùng với sự miệt mài của GS. Kỳ Anh, sự nghiêm khắc của PGS. Nguyễn Hữu Điển cũng đã có ảnh hưởng nhiều đến thái độ nghiên cứu khoa học của anh. Và còn nhiều người thầy, cô nữa cũng là tấm gương cả về nghiên cứu khoa học và giảng dạy như: PGS. Bùi Công Cường (Viện Toán học), cố PGS. Hoàng Chí Thành, PGS. Nguyễn Hữu Ngự. GS. Đặng Huy Ruận (Khoa Toán, Trường ĐHKHTN), PGS. Phạm Văn Cự (Trường ĐHKHTN), TS. Nguyễn Thị Hồng Minh (Khoa SĐH, ĐHQGHN), PGS. Hoàng Xuân Huấn (Trường ĐH Công nghệ), PGS. Nguyễn Xuân Hoài (Trường ĐH Hà Nội), PGS. Huỳnh Thị Thanh Bình (Trường ĐHBKHN), TS. Võ Bảy (Trường ĐH Tôn Đức Thắng) và PGS. Ngô Thành Long (Học viện Kỹ thuật Quân sự).
Tiến sĩ trẻ Lê Hoàng Sơn chia sẻ, khi tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Đảm bảo toán học cho máy tính và các hệ thống tính toán, dưới sự hướng dẫn của PGS. Nguyễn Đình Hóa, Viện Công nghệ thông tin, ĐHQGHN và GS. Pier Luca Lanzi, giảng viên ĐH Politecnico di Milano, Italy mang đến cho Sơn một bước ngoặt đáng nhớ trong cuộc sống khoa học của anh. Hai người thầy đã khuyến khích Sơn khám phá cái mới, truyền cho Sơn ngọn lửa say mê khám phá cái mới, không chịu lùi bước trước thử thách.
GS. Pier Luca Lanzi là người nối nhịp đưa Hoàng Sơn thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng của các công ty và ĐH của Italy. Đến nay, Hoàng Sơn đã thực hiện nhiều nghiên cứu theo đơn đặt hàng của công ty Pasec của Italy. Đó là các đề tài: Hệ thống 3D GIS trong thiết kế hạ tầng mạng viễn thông (COMGIS), Xây dựng ứng dụng Iphone trên Android, Xây dựng Web Portal về các loại rượu bằng công nghệ Amazon (Wine Terminal), Bảo tàng trực tuyến (XPOMarket), Xây dựng ứng dụng hiến máu trên Android, Xây dựng ứng dụng quản lí địa chính trên Iphone, v.v. Các đề tài này mang tính ứng dụng cao và được các công ty phát triển công nghệ sử dụng ở nước ngoài.
Hệ thống COMGIS đã được ứng dụng tại tỉnh Bolzano-Bolzen của Italy trong việc xác định các trạm thu phát viễn thông. Phần mềm Wine Terminal đã được sử dụng trong các lễ hội thử đồ uống tại Mỹ và một số nước Châu Âu. Phần mềm XPOMarket ứng dụng tải các bảo tàng tại New York (Mỹ) cho phép khách tham quan ảo và đặt mua các bức tranh, v.v. Các ứng dụng này là minh chứng rõ rệt nhất trong việc kết nối các lý thuyết đã nghiên cứu của TS. Lê Hoàng Sơn với ứng dụng thực tiễn, tạo ra các sản phẩm hữu ích cho xã hội.
Giải đáp băn khoăn của tôi về việc một người là sản phẩm đào tạo của các chương trình nội địa làm thế nào để cập nhật và nghiên cứu ứng dụng thành công các đề tài về công nghệ cao, TS. Lê Hoàng Sơn chia sẻ: vì quan tâm đến các đề tài liên quan đến công nghệ cao nên bản thân Sơn được chính các nền tảng công nghệ cao hỗ trợ rất nhiều.
Khi nghiên cứu về các đề tài liên quan đến công nghệ thông tin, Sơn không bị giới hạn bởi điều kiện địa lí, địa hình và thời gian. Nghiên cứu về công nghệ sẽ bổ trợ cho nghiên cứu cơ bản, và ngược lại tư duy nghiên cứu cơ bản sẽ giúp ích rất nhiều trong nghiên cứu công nghệ. Đây là hai mặt không thể tách rời trong quá trình tạo ra sản phẩm tốt.
Trong ngành công nghệ thông tin, các tri thức có thể dễ dàng được tìm thấy qua mạng và sách báo. Đó là sức mạnh của thế giới phẳng mà chỉ lĩnh vực công nghệ cao mới có.
Còn nữa, biết rằng ngôn ngữ lập trình mang đến cho những nhà nghiên cứu về công nghệ thông tin những hiểu biết chung, song chỉ ngôn ngữ ấy là không đủ. Hoàng Sơn cho rằng, bên cạnh chuyên môn thì tiếng Anh là phương tiện cần thiết để các nhà khoa học tham gia sâu rộng vào quá trình hội nhập quốc tế.
Một nhà khoa học khi đã có chuyên môn thì cần có ngoại ngữ thì mới hội nhập khoa học được. Tiếng Anh sẽ giúp các nhà khoa học cập nhật các xu hướng và có được những thông tin về các công bố mới cùng hướng nghiên cứu với mình. Mỗi người sẽ có một phương pháp học ngoại ngữ cho riêng mình. Đối với cá nhân Sơn thì bên cạnh các chương trình ngoại ngữ ở trên lớp, Sơn còn tham gia các khóa học ở các trung tâm, luyện nghe nói thông qua giao tiếp với người nước ngoài.
Các nghiên cứu theo đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài đã đồng thời gợi mở cho Sơn thực hiện những nghiên cứu mới. Hoàng Sơn là còn là người chủ trì hoặc tham gia nhiều đề tài cấp quốc gia, NAFOSTED, cấp ĐHQGHN và cấp trường.
Với 31 tuổi đời, 7 năm thâm niên công tác tại Trung tâm tính toán hiệu năng cao, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, Lê Hoàng Sơn đã có 43 công bố, trong đó có 15 bài báo trên các tạp chí ISI thuộc nhóm Q1 trong bảng xếp hạng SCIMago - một bảng xếp hạng về công bố khoa học uy tín nhất trên thế giới. Anh đồng thời là tác giả của hai cuốn giáo trình về lập trình ứng dụng mobile và lập trình ứng dụng WebGIS.
Các giáo trình là thành quả của quá trình đúc kết các kinh nghiệm thực tiễn mà Lê Hoàng Sơn và cộng sự đã dày công nghiên cứu trong quá trình thực hiện các đề tài, dự án liên quan đến các ứng dụng di động và khoa học trái đất. Các cuốn giáo trình này là “bộ cẩm nang thực hành” - như anh đã chia sẻ, góp phần hỗ trợ sinh viên và cộng đồng IT có thể tiếp cận và làm chủ nhanh chóng các công nghệ mới hiện nay. Cuốn sách góp phần làm gia tăng nguồn nội lực tri thức của đất nước trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay.
Bên cạnh đó, Lê Hoàng Sơn đã chủ trì và cùng tham gia thực hiện hơn 20 đề tài nghiên cứu khoa học quốc tế, quốc gia, NAFOSTED, cấp ĐHQGHN và cấp trường. Các đề tài này phần lớn bắt nguồn từ các bài toán thực tiễn do nhu cầu của xã hội. TS. Lê Hoàng Sơn đã kết hợp các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau từ khoa học trái đất, y tế, môi trường, kinh tế,.. trong cùng nhóm nghiên cứu để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra nhằm tạo ra sản phẩm có ý nghĩa cho cộng đồng, xã hội. Khả năng tập hợp, kết nối những nhà khoa học có cùng đam mê nghiên cứu, phát triển các lý thuyết về trí tuệ tính toán trên nền tảng công nghệ mà Hoàng Sơn theo đuổi, đã giúp anh có thể hoàn thành các sản phẩm có ý nghĩa cả về ứng dụng và công bố khoa học.
“Luôn không ngừng học hỏi và trau dồi chuyên môn” là tâm niệm của Sơn và nhiều bạn trẻ khác, và cũng như là lời khẳng định của thế hệ các nhà khoa học trẻ của ĐHQGHN đang hướng tới.
Khác với nhiều nhà khoa học trẻ thế hệ 8x, lý lịch khoa học của Lê Hoàng Sơn chỉ có một địa chỉ đào tạo duy nhất, xuyên suốt từ bậc đại học đến bậc tiến sĩ, đó là: Khoa Toán - Cơ - Tin, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. TS. Lê Hoàng Sơn là một minh chứng sống động cho triết lí “đào tạo quốc nội - công bố quốc tế”.
Sinh trưởng trong một gia đình viên chức có bố là bác sĩ, mẹ là giảng viên đại học, ngay từ nhỏ, Lê Hoàng Sơn đã được ngấm dần thói quen làm việc nghiêm túc, cẩn trọng, khoa học của đấng sinh thành. Bố mẹ luôn tạo điều kiện, khuyến khích để cậu con trai cả trong gia đình tập trung theo đuổi giấc mơ khoa học.
Ba năm học phổ thông, Hoàng Sơn là học sinh của khối THPT chuyên Hóa học dưới sự dìu dắt của PGS. Lê Kim Long và PGS. Phạm Văn Nhiêu. Rồi 7 năm sau đó, Sơn tiêp tục gắn bó với mái trường ĐHKHTN giàu truyền thống khoa học. Nhiều người thầy là tấm gương khoa học để Sơn phấn đấu, noi theo. Không ít thầy cô đã tạo động lực, khích lệ Sơn cống hiến. Sơn nhớ mãi về GS. Phạm Kỳ Anh - người đã nối nhịp đưa Sơn về công tác tại Trung tâm tính toán hiệu năng cao. Sự say sưa trong nghiên cứu khoa học của GS. Phạm Kỳ Anh đã hối thúc Hoàng Sơn có những lao động nghiêm túc và trách nhiệm với công việc nghiên cứu của mình.
Lê Hoàng Sơn cho hay, cùng với sự miệt mài của GS. Kỳ Anh, sự nghiêm khắc của PGS. Nguyễn Hữu Điển cũng đã có ảnh hưởng nhiều đến thái độ nghiên cứu khoa học của anh. Và còn nhiều người thầy, cô nữa cũng là tấm gương cả về nghiên cứu khoa học và giảng dạy như: PGS. Bùi Công Cường (Viện Toán học), cố PGS. Hoàng Chí Thành, PGS. Nguyễn Hữu Ngự. GS. Đặng Huy Ruận (Khoa Toán, Trường ĐHKHTN), PGS. Phạm Văn Cự (Trường ĐHKHTN), TS. Nguyễn Thị Hồng Minh (Khoa SĐH, ĐHQGHN), PGS. Hoàng Xuân Huấn (Trường ĐH Công nghệ), PGS. Nguyễn Xuân Hoài (Trường ĐH Hà Nội), PGS. Huỳnh Thị Thanh Bình (Trường ĐHBKHN), TS. Võ Bảy (Trường ĐH Tôn Đức Thắng) và PGS. Ngô Thành Long (Học viện Kỹ thuật Quân sự).
Tiến sĩ trẻ Lê Hoàng Sơn chia sẻ, khi tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Đảm bảo toán học cho máy tính và các hệ thống tính toán, dưới sự hướng dẫn của PGS. Nguyễn Đình Hóa, Viện Công nghệ thông tin, ĐHQGHN và GS. Pier Luca Lanzi, giảng viên ĐH Politecnico di Milano, Italy mang đến cho Sơn một bước ngoặt đáng nhớ trong cuộc sống khoa học của anh. Hai người thầy đã khuyến khích Sơn khám phá cái mới, truyền cho Sơn ngọn lửa say mê khám phá cái mới, không chịu lùi bước trước thử thách.
GS. Pier Luca Lanzi là người nối nhịp đưa Hoàng Sơn thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng của các công ty và ĐH của Italy. Đến nay, Hoàng Sơn đã thực hiện nhiều nghiên cứu theo đơn đặt hàng của công ty Pasec của Italy. Đó là các đề tài: Hệ thống 3D GIS trong thiết kế hạ tầng mạng viễn thông (COMGIS), Xây dựng ứng dụng Iphone trên Android, Xây dựng Web Portal về các loại rượu bằng công nghệ Amazon (Wine Terminal), Bảo tàng trực tuyến (XPOMarket), Xây dựng ứng dụng hiến máu trên Android, Xây dựng ứng dụng quản lí địa chính trên Iphone, v.v. Các đề tài này mang tính ứng dụng cao và được các công ty phát triển công nghệ sử dụng ở nước ngoài.
Hệ thống COMGIS đã được ứng dụng tại tỉnh Bolzano-Bolzen của Italy trong việc xác định các trạm thu phát viễn thông. Phần mềm Wine Terminal đã được sử dụng trong các lễ hội thử đồ uống tại Mỹ và một số nước Châu Âu. Phần mềm XPOMarket ứng dụng tải các bảo tàng tại New York (Mỹ) cho phép khách tham quan ảo và đặt mua các bức tranh, v.v. Các ứng dụng này là minh chứng rõ rệt nhất trong việc kết nối các lý thuyết đã nghiên cứu của TS. Lê Hoàng Sơn với ứng dụng thực tiễn, tạo ra các sản phẩm hữu ích cho xã hội.
Giải đáp băn khoăn của tôi về việc một người là sản phẩm đào tạo của các chương trình nội địa làm thế nào để cập nhật và nghiên cứu ứng dụng thành công các đề tài về công nghệ cao, TS. Lê Hoàng Sơn chia sẻ: vì quan tâm đến các đề tài liên quan đến công nghệ cao nên bản thân Sơn được chính các nền tảng công nghệ cao hỗ trợ rất nhiều.
Khi nghiên cứu về các đề tài liên quan đến công nghệ thông tin, Sơn không bị giới hạn bởi điều kiện địa lí, địa hình và thời gian. Nghiên cứu về công nghệ sẽ bổ trợ cho nghiên cứu cơ bản, và ngược lại tư duy nghiên cứu cơ bản sẽ giúp ích rất nhiều trong nghiên cứu công nghệ. Đây là hai mặt không thể tách rời trong quá trình tạo ra sản phẩm tốt.
Trong ngành công nghệ thông tin, các tri thức có thể dễ dàng được tìm thấy qua mạng và sách báo. Đó là sức mạnh của thế giới phẳng mà chỉ lĩnh vực công nghệ cao mới có.
Còn nữa, biết rằng ngôn ngữ lập trình mang đến cho những nhà nghiên cứu về công nghệ thông tin những hiểu biết chung, song chỉ ngôn ngữ ấy là không đủ. Hoàng Sơn cho rằng, bên cạnh chuyên môn thì tiếng Anh là phương tiện cần thiết để các nhà khoa học tham gia sâu rộng vào quá trình hội nhập quốc tế.
Một nhà khoa học khi đã có chuyên môn thì cần có ngoại ngữ thì mới hội nhập khoa học được. Tiếng Anh sẽ giúp các nhà khoa học cập nhật các xu hướng và có được những thông tin về các công bố mới cùng hướng nghiên cứu với mình. Mỗi người sẽ có một phương pháp học ngoại ngữ cho riêng mình. Đối với cá nhân Sơn thì bên cạnh các chương trình ngoại ngữ ở trên lớp, Sơn còn tham gia các khóa học ở các trung tâm, luyện nghe nói thông qua giao tiếp với người nước ngoài.
Các nghiên cứu theo đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài đã đồng thời gợi mở cho Sơn thực hiện những nghiên cứu mới. Hoàng Sơn là còn là người chủ trì hoặc tham gia nhiều đề tài cấp quốc gia, NAFOSTED, cấp ĐHQGHN và cấp trường.
Với công trình "Enhancing Clustering Quality of Geo-Demographic Analysis Using Context Fuzzy Clustering Type-2 and Particle Swarm Optimization", năm 2014, TS. Lê Hoàng Sơn vinh dự được Giám đốc ĐHQGHN trao tặng Giải thưởng nhà khoa học trẻ xuất sắc.
Hiện nay anh cũng là thành viên Hiệp hội y tế điện tử quốc tế (Ecareasia), Hiệp hội quốc tế về khoa học máy tính và công nghệ thông tin (ICASIT), và là Phó Tổng biên tập tạp chí quốc tế về công nghệ thông tin - International Journal of Engineering and Technology.
Bên cạnh những thầy cô giảng dạy trực tiếp, TS. Lê Hoàng Sơn cho rằng, môi trường khoa học của Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động nghiên cứu của anh. Mái trường này đã nuôi dưỡng hoài bão của nhiều nhà khoa học nổi tiếng trong nước và thế giới như GS. Ngô Bảo Châu, GS. Đàm Thanh Sơn, GS. Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS.TSKH Nguyễn Duy Tiến, v.v. Được học tập và làm việc tại đây là vinh dự lớn lao đối với Sơn.
Anh cũng cho rằng, lịch sử giàu truyền thống khoa học của ngôi trường hơn trăm năm tuổi đã hối thúc thế hệ các nhà khoa học trẻ như anh và các đồng nghiệp cần có những nghiên cứu để thể hiện trách nhiệm khoa học, nối tiếp những thành công mà nhiều thế hệ các nhà khoa học đã gây dựng.
Lê Hoàng Sơn hào hứng cho biết, trong 2 năm gần đây, Câu lạc bộ nhà khoa học ĐHQGHN do Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ và GS. Ngô Bảo Châu là đồng Chủ tịch, có nhiều hoạt động thiết thực, khích lệ những nhà khoa học trẻ tăng cường công bố quốc tế. Lãnh đạo Trường ĐHKHTN cũng luôn tạo điều kiện cho các nhà khoa học cùng hướng nghiên cứu có điều kiện cùng tham gia nhiều đề tài nghiên cứu.
TS. Lê Hoàng Sơn đã vinh dự được nhận nhiều học bổng trong nước và quốc tế: học bổng Toshiba, học bổng Bill Gates,... Đây là các nguồn học bổng cho học viên và nhà khoa học xuất sắc có ý nghĩa cả về vật chất và tinh thần. Nguồn học bổng đã giúp Sơn sắm thêm thiết bị thực hiện các nghiên cứu và mua sách tham khảo.
Băn khoăn hỏi các công bố quốc tế mang đến chất lượng sống như thế nào cho nhà khoa học trẻ thì Sơn trả lời rằng, khoa học không phụ những người có hoài bão và dám sống cùng những đam mê nghiên cứu.
Những nghiên cứu được thực hiện theo đơn đặt hàng hoặc được ứng dụng sẽ đem đến những nguồn thu cho những nhà khoa học nếu ta đi đến tận cùng của đam mê. Và chính những sản phẩm đó là minh chứng rõ rệt nhất của nội lực khoa học của nước nhà.
Hoàng Sơn chia sẻ, Anh và vợ - cũng là giảng viên đại học, tiếp tục tin tưởng và sẽ còn cống hiến thêm nữa cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
Sẽ còn tiếp những đam mê khoa học...
Đỗ Ngọc Diệp - VNU Media
https://vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N18338/TS.-Le-Hoang-Son:-Khoa-hoc-khong-phu-nhung-nguoi-co-hoai-bao-va-dam-me.htm
Hiện nay anh cũng là thành viên Hiệp hội y tế điện tử quốc tế (Ecareasia), Hiệp hội quốc tế về khoa học máy tính và công nghệ thông tin (ICASIT), và là Phó Tổng biên tập tạp chí quốc tế về công nghệ thông tin - International Journal of Engineering and Technology.
Bên cạnh những thầy cô giảng dạy trực tiếp, TS. Lê Hoàng Sơn cho rằng, môi trường khoa học của Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động nghiên cứu của anh. Mái trường này đã nuôi dưỡng hoài bão của nhiều nhà khoa học nổi tiếng trong nước và thế giới như GS. Ngô Bảo Châu, GS. Đàm Thanh Sơn, GS. Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS.TSKH Nguyễn Duy Tiến, v.v. Được học tập và làm việc tại đây là vinh dự lớn lao đối với Sơn.
Anh cũng cho rằng, lịch sử giàu truyền thống khoa học của ngôi trường hơn trăm năm tuổi đã hối thúc thế hệ các nhà khoa học trẻ như anh và các đồng nghiệp cần có những nghiên cứu để thể hiện trách nhiệm khoa học, nối tiếp những thành công mà nhiều thế hệ các nhà khoa học đã gây dựng.
Lê Hoàng Sơn hào hứng cho biết, trong 2 năm gần đây, Câu lạc bộ nhà khoa học ĐHQGHN do Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ và GS. Ngô Bảo Châu là đồng Chủ tịch, có nhiều hoạt động thiết thực, khích lệ những nhà khoa học trẻ tăng cường công bố quốc tế. Lãnh đạo Trường ĐHKHTN cũng luôn tạo điều kiện cho các nhà khoa học cùng hướng nghiên cứu có điều kiện cùng tham gia nhiều đề tài nghiên cứu.
TS. Lê Hoàng Sơn đã vinh dự được nhận nhiều học bổng trong nước và quốc tế: học bổng Toshiba, học bổng Bill Gates,... Đây là các nguồn học bổng cho học viên và nhà khoa học xuất sắc có ý nghĩa cả về vật chất và tinh thần. Nguồn học bổng đã giúp Sơn sắm thêm thiết bị thực hiện các nghiên cứu và mua sách tham khảo.
Băn khoăn hỏi các công bố quốc tế mang đến chất lượng sống như thế nào cho nhà khoa học trẻ thì Sơn trả lời rằng, khoa học không phụ những người có hoài bão và dám sống cùng những đam mê nghiên cứu.
Những nghiên cứu được thực hiện theo đơn đặt hàng hoặc được ứng dụng sẽ đem đến những nguồn thu cho những nhà khoa học nếu ta đi đến tận cùng của đam mê. Và chính những sản phẩm đó là minh chứng rõ rệt nhất của nội lực khoa học của nước nhà.
Hoàng Sơn chia sẻ, Anh và vợ - cũng là giảng viên đại học, tiếp tục tin tưởng và sẽ còn cống hiến thêm nữa cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
Sẽ còn tiếp những đam mê khoa học...
Đỗ Ngọc Diệp - VNU Media
https://vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N18338/TS.-Le-Hoang-Son:-Khoa-hoc-khong-phu-nhung-nguoi-co-hoai-bao-va-dam-me.htm
Các nhà khoa học khác
GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc
GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất
GS. Phạm Như Cương
Từ tinh thần yêu nước đến con đường của một nhà lý luận mác xít
GS.TS Phạm Tất Dong
Nhà chính trị, nhà khoa học xuất sắc
GS. Vũ Dương Ninh
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Vũ Dương Ninh là Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1992-1995), Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học, Trường ĐHKHXH&NV (1995-2000)
Giáo sư Trần Đức Thảo
Trần Đức Thảo là một triết gia người Việt nổi tiếng trên thế giới. Các công trình của ông là những nỗ lực hợp nhất hiện tượng học và triết học Marxist.
Giáo sư Nguyễn Xuân Hãn
GS-TSKH. Nguyễn Xuân Hãn thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
GS.NGND. Hoàng Trọng Phiến
Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Trọng Phiến (1934 - 2022).
GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN.
GS. TS. Lê Ngọc Thành
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Ngọc Thành - Giám đốc Bệnh viện E kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN.
PGS.TS. Trần Thành Nam
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN
GS.TS. Lê Huy Hàm
Giáo Sư, Tiến Sĩ Lê Huy Hàm - Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN.
45 nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố quốc tế và đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2021
45 nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố quốc tế và đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2021.
Đội ngũ Giáo sư, Phó giáo sư của ĐHQGHN
Đội ngũ cán bộ khoa học của ĐHQGHN đông đảo và mạnh nhất trong hệ thống các trường đại học của cả nước. Trong tổng số 3.476 công chức, viên chức, lao động hợp đồng có đóng BHXH có 1.876 cán bộ khoa học với 1.719 giảng viên, bao gồm 44 GS, 274 PGS, 827 TS và TSKH, 1.330 thạc sỹ, trong đó có nhiều nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn có uy tín lớn ở trong và ngoài nước về các ngành, chuyên ngành thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, công nghệ, kinh tế, luật, giáo dục... Tỷ lệ cán bộ khoa học (giảng viên, nghiên cứu viên) có trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học đạt 44%, tỷ lệ cán bộ khoa học có học hàm GS, PGS đạt 17%, cao gấp ba lần so với tỷ lệ trung bình của cả nước. Ở một số đơn vị, tỷ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ trở lên đạt trên 55%: Trường Đại học Kinh tế (77%), Trường Đại học Giáo dục (70,8%), Trường Đại học Công nghệ (60,5%), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (58,6%), Khoa Luật (55,6%). Ở nhiều đơn vị, tỷ lệ cán bộ khoa học có trình độ đại học chỉ còn xấp xỉ 15%, đây đều là nguồn để đào tạo thạc sỹ, tiến sĩ.
Ngoài ra, ĐHQGHN còn mời được 182 lượt giảng viên và các nhà khoa học nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu; cử 250 lượt giảng viên và các nhà khoa học đi thỉnh giảng, nghiên cứu tại các trường đại học và cơ sở nghiên cứu ở các nước tiên tiến.Nhiều cán bộ khoa học của ĐHQGHN đã được tặng những giải thưởng lớn, trong đó có 15 Giải thưởng Hồ Chí Minh, 10 Giải thưởng Nhà nước và nhiều giải thưởng khoa học uy tín trên thế giới. Một cán bộ của ĐHQGHN là thành viên nhóm tác giả được Giải thưởng Nobel 2007. Một cán bộ nhận Giải thưởng COSMOS 2008.
Ngoài ra, ĐHQGHN còn mời được 182 lượt giảng viên và các nhà khoa học nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu; cử 250 lượt giảng viên và các nhà khoa học đi thỉnh giảng, nghiên cứu tại các trường đại học và cơ sở nghiên cứu ở các nước tiên tiến.Nhiều cán bộ khoa học của ĐHQGHN đã được tặng những giải thưởng lớn, trong đó có 15 Giải thưởng Hồ Chí Minh, 10 Giải thưởng Nhà nước và nhiều giải thưởng khoa học uy tín trên thế giới. Một cán bộ của ĐHQGHN là thành viên nhóm tác giả được Giải thưởng Nobel 2007. Một cán bộ nhận Giải thưởng COSMOS 2008.